Mô tả ULAS J1120+0641

ULAS J1120+0641 có độ lệch đỏ là 7,085, tương ứng với khoảng cách đồng chuyển động là 28,85 tỷ năm ánh sáng tính từ Trái Đất.

Tính đến tháng 6 năm 2011, nó là chuẩn tinh xa nhất quan sát được[7]. Nó phát ra ánh sáng, mà ngày nay quan sát được trên Trái Đất, là vào cỡ dưới 770 Ma sau sự kiện Vụ Nổ Lớn, tức khoảng 13 Ga BP [5]. Thời điểm này là sớm hơn cỡ 100 Ma so với ánh sáng từ chuẩn tinh được biết đến là xa xôi nhất trước đó[9].

Độ sáng của chuẩn tinh này được ước tính khoảng 6,3 × 1013 độ sáng của Mặt Trời. Năng lượng này được tạo ra bởi lỗ đen siêu khối lượng ước tính khoảng 2++1,5
−-0,7 ×109 lần khối lượng Mặt Trời [1][3]. Trong khi lỗ đen nuôi chuẩn tinh thì ánh sáng từ chính lỗ đen không thoát ra được. Daniel Mortlock, tác giả chính của bài báo công bố phát hiện ULAS J1120+0641, giải thích rằng "lỗ đen siêu khổng lồ chính là bóng tối, nhưng nó có một đĩa khí và bụi xung quanh nó, đã nóng ở mức sáng hơn toàn bộ thiên hà của các ngôi sao"[7].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: ULAS J1120+0641 http://www.astronomy.com/~/link.aspx?_id=ca37f3be-... http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5... http://www.nature.com/nature/journal/v474/n7353/fu... http://www.physorg.com/news/2011-06-astronomers-un... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=f... http://www.washingtonpost.com/blogs/blogpost/post/... http://www.wired.com/wiredscience/2011/06/brightes... http://www.astro.ucla.edu/~wright/CosmoCalc.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21720366 //arxiv.org/abs/1106.6088